Ủng bảo hộ trước đây đa phần có xuất xứ từ Trung Quốc. Do chưa sản xuất được nên thị trường nước ta buộc phải nhập khẩu các sản phẩm dạng này, dẫn đến giá cả cũng như chất lượng, mẫu mã … dù chẳng ưa nhưng cũng đành tặc lưỡi chấp nhận mua để dùng.
Còn hiện nay, trong môi trường nền kinh tế hội nhập, đã có các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư sản xuất đồ bảo hộ nói chung, ủng bảo hộ mang thương hiệu Việt đã và đang từng bước đáp ứng thị trường người tiêu dùng.

ủng bảo hộ- Sản phẩm ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống

Còn nhớ, vào những năm trước 2000, đi làm mà vận ủng là hình ảnh hiếm. Bởi khi đó, ủng bảo hộ là loại sản phẩm còn khá khan hiếm. Tại các thị trường ở đô thị lớn thì người tiêu dùng có thể không xa lạ lắm. Bởi tại các khu thị lớn thường tập trung các nhà máy, xí nghiệp. Đây cũng là thị trường chủ yếu của các loại sản phẩm đặc thù như ủng bảo hộ. Khác hẳn với sự phổ biến ở đô thị thì tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, những đôi ủng là thứ khá xa lạ hoặc đôi khi nó còn bị gán vào loại hàng hóa “xa xỉ phẩm”. Cũng đễ hiểu và thông cảm cho người dân chân chất miền nông thôn. Họ vốn quen với công việc đồng áng nặng nhọc, quen với việc lao ng chân tay trần, họ chẳng nề hà việc gì, từ đi cày đi cấy, làm cỏ trên nương hay cả đến việc dọn chuồng trâu, chuồng lợn … cũng chẳng quan tâm đến là phải đeo găng tay hay đi ủng bảo hộ hay còn gọi là thời trang nhà nông. Ai có điều kiện mua được đôi ủng thì cẩn thận giữ gìn, chỉ để đi vào những khi trời mưa bão. Cả làng hàng trăn hộ dân cũng chỉ được vài nhà là có điều kiện mua ủng, một phần vì nó hiếm, chưa được người dân coi trọng, nhưng mặt khác, những đôi ủng thời đó có giá khá cao. Tính theo lúa gạo có khi một đôi ủng có thể mua được mấy chục ký thóc, đủ để một gia đình ăn hàng tuần lễ, có khi cả tháng trời. Vì vậy, thấy ai đi ủng thì cho là giàu có, ra vẻ hơn người. Giờ đây nghĩ lại, thấy thật thương người dân ở các vùng nông thôn xa xôi, một thời nghèo khó và lạc hậu.


Bây giờ thì cuộc sống cũng như nhận thức của nông thôn đã khác nhiều. Một phần kinh tế gia đình cũng khá hơn, một phần họ có điều kiện tiếp cận với thông tin nhiều hơn nên đã dần ý thức được những lợi ích của những sản phẩm bảo hộ lao ng. Với môi trường ngày càng ô nhiễm. Họ đã hiểu ra rằng, việc để da tiếp xúc với trực tiếp nguồn nước bẩn, nơi ẩm thấp… sẽ rất không tốt cho cơ thể và sức khỏe con người. Không ít trường hợp do lơ là khi không đi ủng, đồ bảo hộ lao ng đã dẫn đến các tai nạn đáng tiếc, đôi khi chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể cũng có thể gây nhiềm trùng, cá biệt có thể đe dọa đến tính mạng con người. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, và cũng là sự ảnh hưởng tất yếu trong kinh doanh theo cơ chế thị trường, các nhà sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm tiêu dùng đều không ngừng tham gia đưa hàng hóa của mình đến với thị trường nông thôn. Ủng cũng là thứ hàng hóa trở nên ngày càng phổ biến tại các vùng nông thôn. Bởi vậy, tại nhiều miền quê, những nông dân mang ủng hay bộ đồ bảo hộ đi làm vườn, làm đồng… đã trở thành hình ảnh đời thường, thậm chí đi làm mà không mang đồ bảo hộ còn bị người mọi người cho là … lạc hậu!

Những công việc …tốn ủng bảo hộ nhất

Giá một đôi ủng bảo hộ hiện nay khá phải chăng, nó không còn mắc đến nỗi người mua phải so đo cân nhắc như hơn chục nănm về trước. Chỉ với năm, bảy chục ngàn đã có thể mua được một đôi ủng, thậm chí hai, ba chục cũng vẫn có. Thế nhưng, nếu tính giá rẻ nhất là vài chục ngàn đồng/đôi thì với một công ty có hàng ngàn công nhân phải sử dụng ủng thì số tiền mà công ty bỏ ra để trang bị cho nhân viên của mình không hề nhỏ. Đó là chưa tính đến việc phải thay đổi ủng thường xuyên. Tính ra chi phí tiền mua sắm ủng của một công ty với khoảng 100 công nhân có thể lến tới hàng trăm triệu đồng/năm.Các lĩnh vực sản xuất tốn tiền nhất cho việc này phải kể đến đó là: Ngành chế biến, sản xuất thủy – hải sản; Ngành cao su; Hóa chất; Chế biến nông sản; Ngành thực phẩm; Chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v… Một vị giám đốc một công ty chế biến thủy sản cho biết, công ty ông đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng mỗi năm cho việc mua sắm ủng cho công nhân của mình, và may thay là hiện giá ủng đã rẻ hơn nhiều, chất lượng cũng tốt hơn nên cũng phần nào giảm được đáng kể cho chi phí. Ngoài ra, nhằm chăm sóc khách hàng, giảm thiểu chi phí cho đối tác và cũng là để tận dụng tối đa trong việc tái tạo nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất, hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng chính sách thu mua sản phẩm cũ, đổi sản phẩm mới cho khách hàng. Bước đầu họ đã nhanh chóng được thị trường ủng hộ và đáng giá cao.

Ủng bảo hộ mang thương hiệu Việt lên ngôi

Bà nguyễn Thị Dung, Giám đốc Công ty Việt Thắng , có nhà máy sản xuất ủng (nhãn hiệu con voi) quy mô hàng đầu Việt Nam đặt tại Huyện Eaka – Đắc Lắc cho biết, từ khi doanh nghiệp Việt Thắng áp dụng phương thức thu mua sản phẩm cũ, đổi lấy sản phẩm mới, khách hàng khắp nơi đã tìm đến Việt Thắng ngày càng nhiều hơn và theo đó doanh thu của công ty bà cũng không ngừng tăng đều và tăng cao trong thời gian qua. Cũng theo bà Dung, đây là cách làm tiên tiến và “đôi bên cùng có lợi” không mới tại các nước phát triển trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì đây là cách làm có thể chưa phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam bởi thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt trực tiếp tham gia sản xuất mặt hàng này. Việt Thắng chính là một trong những công ty tư nhân Việt Nam đầu tiên đã mạnh dạn đi theo hướng chuyên sâu về sản suất loại mặt hàng khá đặc thù như ủng bảo hộ lao ng.

Được biết, với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, giá cả lại hợp lý, pải chăng nên các sản phẩm ủng bảo hộ của công ty Việt Thắng rất được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên do sản lượng của Công ty vẫn “cung chưa đủ cầu” nên hiện tại các sản phẩm ủng mang nhãn hiệu con voi mới chỉ đáp ứng phần nào thị trường tại một số thành phố lớn, chưa có có cơ hội đến với đông đảo người tiêu dùng Việt yêu thích sản phẩm mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên, từ thực tế đó đã cho thấy, sự chủ ng tham gia trực tiếp vào sản xuất đồ bảo hộ lao ng nói chung, và ủng nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam như trường hợp của một công ty Việt Thắng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường và người tiêu dùng Việt Nam, nhất là khi Nhà nước đang có chủ trương khuyết khích, kêu gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm bài: ủng bảo hộ không chỉ là vấn đề an toàn
Kiều Oanh (Seowebnhanh.com)
Nguồn: ungbaoho.com
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
--------------------------------------------------------------------------------------------
Công ty TNHH TM DV Việt Thắng
Địa chỉ: Lô D 3 A khu công nghiệp Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh ĐakLak
ĐT: Văn phòng 1: 05006.333.991 / 05006.333.992
Kinh Doanh: 0979619777 / 0985750005
Email: ungbaoho@gmail.com
Website: http://ungbaoho.com