Pháp luật về đăng ký nuôi con nuôi có những quy định cụ thể về xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi để đảm bảo cho người được nhận nuôi được chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con. Theo đó, cha mẹ nuôi có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc để con nuôi được phát triển trong môi trường gia đình.

Khoản 1 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội” …

Luật Hôn nhân gia đình xác định: Kể từ thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con mà không phân biệt con nuôi hay con đẻ.

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao ng của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao ng và không có tài sản để tự nuôi mình”. (Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình 2000)

Việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi được quy định tại Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong các trường hợp sau:

- Cha mẹ nuôi và con nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi …


[url=http://luatsurieng.vn/luat-su-tu-van-tranh-tung/lien-he-luat-su-rieng-0905746666.html]HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ:[/url]

[url=http://www.hslaw.vn/van-phong-luat-su-nam-ha-noi/tu-van-phap-luat-uy-tin.html]VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NAM HÀ NỘI - HSLAWS[/url]
Số 901, Tầng 9, Tháp A, Tòa nhà Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di ng : 090 574 6666