Chào cả nhà!
Tôi có vài điều chưa hiểu lắm mọi người giúp đỡ nhé!

1. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự công bằng khi đóng bảo hiểm không? Vì khi cùng đăng ký 1 thang bảng lương giống nhau theo quy định của nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước chỉ tính trên mức lương cơ bản 830 ngđ và doanh nghiệp thì phải đóng theo mức tối thiểu vùng 2 trd (khu vực 1 kể từ tháng 10/2011).

VD: Hệ số lương của đại học là 2,34 thì lương để đóng bảo hiểm trong DNNN là 2,34 x 830.000 = 1.942.200 đ còn các doanh nghiệp khác phải đóng ở mức 2,34 x 2.000.000 = 4.680.000 đ.

Theo ngu ý của tại hạ thì các doanh nghiệp cũng lấy lương cơ bản 830.000 đồng làm cơ sở và trên thang bảng lương phải đảm bảo mức thâp nhất phải cao hơn lương tối thiểu vùng. Nhưng đã tham khảo một vài người thì họ bảo cứ lấy lương tối thiểu vùng nhân với hệ số lương :chongmat:

Thực sự là :chongmat: Giờ nếu tính theo mức mới thì lương thực tế của người lao ng thấp hơn rất nhiều so với lương đóng bảo hiểm. (sẽ làm giảm thu nhập của người lao ng vì phải đóng ở mức cao hơn). Còn nếu tăng lương thực tế cho người lao ng thì không thể!

VD: trước đây lương đại học đóng bảo hiểm: 2,34 x 1.200.000 = 2.808.000 đ. Lương thực tế khoảng 3.200.000 đ (thêm khoảng 400.000 đ phụ cấp. Với quy định mới từ tháng 10/2011.
- Nếu lương thực tế không tăng. Lương đóng bảo hiểm mới là: 2,34 x 2.000.000 = 4.680.000 đ. Người lao ng phải đóng thêm tiền là: 159.120 đ.
- Nếu DN tăng lương thực tế cho người lao ng phải tăng thêm 4.680.000 - 3.200.00 = 1.480.000 mức tăng này là quá cao đối với doanh nghiệp!

2. Các doanh nghiệp đều phải đăng ký thang bảng lương. Trong thực tế đối với các doanh nghiệp thì thu nhập của người lao ng phụ thuộc vào năng lực thực tế của người lao ng và thỏa thuận trong tuyển dụng. Nên có trường hợp
- Lương thực tế lớn hơn mức đã đăng ký trên thang bảng lương.
- Lương thực tế nhỏ hơn mức đã đăng ký trên thang bảng lương.
Vậy doanh nghiệp có vi phạm gì trong 2 trường hợp này không?

Mọi người cùng thảo luận nhé!
Xin đa tạ!