Xử lý đối với hoá đơn bất hợp pháp – Theo Công văn số 1084/TCT/PCCS ngày 20 tháng 3 năm 2007 của TCT, trường hợp doanh nghiệp có mua hàng hoá dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn nhưng cơ quan công an đã có kết luận là các hoá đơn không hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu số thuế GTGT đã được khấu trừ hoặc được hoàn đồng thời không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoá đơn này.

Xử lý về vi phạm hoá đơn – Theo quy định hiện hành, trường hợp pháp luật về thuế quy định cho phép đối tượng nộp thuế điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế, quyết toán thuế, kê khai miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì thời điểm xác định cá nhân, tổ chức hoàn thành hành vi trốn thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc kê khai điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế, quyết toán thuế, kê khai miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Truờng hợp doanh nghiệp bán hàng trong tháng 10 năm 2006 nhưng đến tháng 1 năm 2007 mới lập hoá đơn và kê khai thuế, tuy nhiên chưa hết thời hạn được kê khai điều chỉnh quyết toán thuế, tờ khai điều chỉnh thuế năm thì xử lý như sau:

- Nếu trong thời hạn được kê khai điều chỉnh, bổ sung quyết toán thuế mà doanh nghiệp kê khai điều chỉnh, bổ sung doanh thu bán hàng trên vào niêm 2006 thì không xác định hành vi trốn thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng hoá, dịch vụ không lập hoá đơn theo quy định về in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn.

- Nếu trong thời hạn kê khai điều chỉnh bổ sung quyết toán thuế mà doanh nghiệp không kê khai điều chỉnh, bổ sung doanh thu bán hàng vào niên năm 2006 thì xác định là hành vi trốn thuế và bị xử phát vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế. (Theo Công văn số 1090/TCT/PCCS ngày 20 tháng 3 năm 2007 của TCT).

Thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu đối với hàng nông sản – Trường hợp một công ty thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khẩu trừ thuế, có thực hiện nhập khẩu hàng nông sản thuộc đối tượng không nộp thuế GTGT nhưng đã kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu cho số hàng nông sản nêu trên được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT mà công ty phải nộp ở khẩu kinh doanh nội địa. (Theo Công văn số 4043/BTC/CST ngày 23 tháng 3 năm 2007 của BTC).

Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt ng xây dựng, lắp đặt – Theo quy định hiện hành, hoạt ng xây dựng, lắp đặt được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

Căn cứ theo quy định trên, thì hoạt ng cung cấp cát đến chân công trình và tiến hành san lấp của công ty là hoạt ng xây dựng, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất là 10%. (Theo Công văn số/1080/TCT/PCCS ngày 20 tháng 3 năm 2007 của TCT).

Mất hoá đơn do bên thứ ba - Trường hợp làm mất hoá đơn liên 2 đã qua sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (đơn vị vạn chuyển, hải quan bưu điện…) thì cơ quan thuế sẽ xử lý như sau:

Nếu đơn vị vận chuyển do bên bán hàng thuê thì việc mất hoá đơn thuộc trách nhiệm của bên bán hàng. Cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính bên bán hàng đối với hành vi làm mất hoá đơn và hướng dẫn bên bán hàng lập lại hoá đơn để giao cho khách hàng theo quy định.

Nếu đơn vị vận chuyển do bên mua hàng thuế thì việc mất hoá đơn thuộc trách nhiệm của bên mua hàng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. (Theo Công văn số 1081/TCT/PCCS ngày 20 tháng 3 năm 2007 của TCT).


Xử lý nợ thuế - Theo quy định hiện hành, trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan Hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. (Theo Công văn số 1541/TCHQ-KTTT ngày 16 tháng 03 năm 2007).

Hạch toán chi phí lãi vay – Theo quy định hiện hành, trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cào tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối cùng của sổ kế toán năm có sai sót.

Theo đó, trường hợp năm 2005 doanh nghiệp phát hiện sai sót không hạch toán khoản chi phí lãi vay năm 2004 sau khi quyết toán thuế năm 2004 đã nộp cho cơ quan thuế thì chi phí lãi vay năm 2004 bỏ sót được tính vào chi phí lãi hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2005.

Chứng từ chi trả lãi vay phải đảm bảo nội dung theo quy định của Luật Kế toán. Trường hợp năm 2004 đã chi trả bằng tiền mặt thì số tiền thực tế chi trả, số hiệu, ngày tháng của chứng từ chi tiền phải được phản ảnh trên sổ quỹ tiến mặt của năm 2004 theo nội dung và trình tự thời gian quy định. Chứng từ đảm bảo quy định nêu trên được tính vào chi phí hợp lý năm 2005 để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp năm 2004 trả lãi vay bằng tiền mặt nhưng trên sổ quỹ tiền mặt năm 2004 không phản ảnh khoản chi trả lãi tiền vay, như vậy, doanh nghiệp đã để ngoài sổ khoản trả lãi tiền vay, các chứng từ chi tiền không phản ảnh trên sổ quỹ tiền mặt được coi là chứng từ không hợp pháp, không được tính vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (Theo Công văn số 1024/TCT-PCCS ngày 14 tháng 03 năm 2007).

Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ cẩu và vận tải – Theo quy định hiện hành, thì vận tải, bốc xếp có thuế suất thuế GTGT là 5%.

Theo đó, trường hợp một công ty sử dụng xe ô tô tải có gắn cẩu để nâng hạ hàng hoá cho vận tải hoặc cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nâng hạ hàng hoá tách biệt với nhau thì đều áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% đối với dịch vụ này. (Theo Công văn số 4020/BTC-CST ngày 23 tháng 03 năm 2007).

Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất – Theo quy định hiện hành, không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp khi chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo quy định hiện hành, miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư và các trường hợp khác theo quyết định của chính phủ.

Theo đó, trường hợp một công ty đang sử dụng đất thuê của nhà nước, nay có nhu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện ưu đãi về đầu tư và thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất; Trường hợp khác thực hiện theo quyết định của thủ tướng chính phủ (nếu có). (Theo Công văn số 1071/TCT-TS ngày 20 tháng 03 năm 2007).

Thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).

Theo đó, trường hợp một công ty nhập khẩu trọn bộ của máy, nhưng khi bán thì tách từng bộ phậnh của máy ra để bán thì khi bán từng bộ phận, công ty phải xuất hóa đơn GTGT. Giá vốn của từng bộ phận của máy được xác định bằng giá nhập khẩu của sản phẩm cùng loại trên thị trường. (Theo Công văn số 1105/TCT-PCCS ngày 21 tháng 03 năm 2007).

Chính sách thuế đối với mặt hàng cà phê – Theo quy định hiện hành, cà phê được làm sạch; sấy khô; tách tạp chất; phân loại kích thước, trọng lượng; dùng máy để loại bỏ các hạt chất lượng kém, bắn màu, đánh bóng, đóng gói thành cà phê thành phẩm chất lượng cao áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%; còn cà phê chỉ sơ chế (làm sạch, phơi, sấy khô) ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

Trường hợp một cơ sở sản xuất kinh doanh đã xuất hoá đơn, kê khai, nộp thuế GTGT với mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với mặt hàng cà phê (được làm sạch; sấy khô; tách tạp chất; phân loại kích thước, trọng lượng; dùng máy để loại bỏ các hạt chất lượng kém, bắn màu, đánh bóng thành cà phê thành phẩm chất lượng cao) trước ngày công văn số 169/TCT-PCCS của Tổng cục thuế ngày 09/01/2007 thì không xử lý lại thuế GTGT theo hoá đơn đã xuất theo thuế suất 5%. (Theo Công văn số 1085/TCT-PCCS ngày 20 tháng 03 năm 2007).

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng – Một trong các điều kiện hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ/hoàn thuế GTGT là: Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ ngân hàng của bên nhập khẩu sang ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán hàng hoá, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.

Theo đó, trường hợp một công ty xuất khẩu hàng hoá trong kỳ từ tháng 01/2005 đến tháng 03/2005. Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền công ty đó nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu không thể hiện số hợp đồng xuất khẩu, giá trị thanh toán không phù hợp với hợp đồng xuất khẩu đã ký giữa hai bên thì chứng từ thanh toán này không được chấp nhận là thanh toán qua ngân hàng. Công ty đó không đủ điều kiện hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu trên. (Theo Công văn số 1072/TCT-PCCS ngày 20 tháng 03 năm 2007).

Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài - Ngày 15 tháng 03 năm 2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN như sau: trạng thái vàng của tổ chức tín dụng được hiểu là trạng thái ròng tổng hợp giữa trạng thái kinh doanh vàng vật chất được phép trong nước và trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của tổ chức tín dụng (quy định trước đây được hiểu là số dư vàng trên tài khoản vàng của tổ chức tín dụng).

Điều kiện kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài được sửa đổi như sau: Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt ng thuộc một trong những lĩnh vực sau: Hoạt ng kinh doanh mua, bán vàng, Hoạt ng huy ng và cho vay vàng, Hoạt ng xuất, nhập khẩu vàng (trước đây quy định về việc này chỉ là có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt ng kinh doanh xuất, nhập khẩu vàng).

Riêng đối với tổ chức tín dụng phải có giấy phép hoạt ng ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu - Ngày 13 tháng 03 năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2007/TT-BTC hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng.

Theo đó, công ty không được thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp đang kinh doanh thua lỗ hoặc đang có nợ quá hạn, đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy ng thêm vốn.

Các công ty không được mua cổ phần của người quản lý công ty và một số người có quan hệ gia đình, người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng, cổ đông có cổ phần chi phối trừ trường hợp Nhà nước thực hiện bán bớt cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu.

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải có nghị quyết của đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% nhưng không quá 30% tổng số cổ phần đã phát hành. Hoặc nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần đã phát hành trong mỗi 12 tháng.

Trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình dẫn đến số lượng cổ phiếu quỹ đạt tới 25% trở lên trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty thì phải thực hiện chào mua công khai theo quy định của Luật Chứng khoán.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng- Theo Thông tư số 17/2007/TT-BTC ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2007, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu, trái phiếu cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được trong đợt chào bán.

Bản cáo bạch phải bao gồm các nội dung sau: Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt ng kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính; Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có); Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán; Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán - Ngày 13/3/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Ban hành kèm theo Quyết định này bao gồm: Mẫu Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng, Mẫu Bản cáo bạch chào bán trái phiếu ra công chúng, Mẫu bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Mẫu bản cáo bạch chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, Mẫu bản cáo bạch chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Tiêu chí, phân loại doanh nghiêp - Ngày 20 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Theo đó, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt ng trong các ngành, lĩnh vực: Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, hóa chất c, chất phóng xạ, sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã, truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý, khai thác đường sắt quốc gia, đô thị, các cảng hàng không, cảng biển có quy mô lớn, điều hành bay, điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đô thị, bảo đảm an toàn hàng hải, bưu chính công ích, phát thanh, truyền hình, xổ số kiến thiết, xuất bản, báo chí, in, đúc tiền, sản xuất thuốc lá điếu, quản lý.

Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần gồm: doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, chiếu sáng đô thị, điều tra về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi và tinh đông, sản xuất vắc-xin phòng bệnh, doanh nghiệp có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường hoạt ng trong các ngành, lĩnh vực: sản xuất điện có công suất từ 100 MW trở lên, khai thác khoáng sản, khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường không, cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông, sản xuất gang, thép có công suất trên 300.000 tấn/năm, sản xuất xi măng lò quay có công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm, sản xuất bia trên 100 triệu lít/năm, khai thác, lọc và cung cấp nước sạch mạng cấp I, cấp II, vận tải đường biển quốc tế, vận tải đường sắt, đường không, kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xác định trị giá hải quan- Ngày 16 tháng 03 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo đó, để tính toán chính xác trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (HHNK) có 06 phương pháp chính: xác định theo trị giá giao dịch của HHNK, xác định theo trị giá giao dịch của HHNK giống hệt, xác định theo trị giá giao dịch của HHNK tương tự, xác định theo trị giá khấu trừ, theo trị giá tính toán và phương pháp suy luận xác định tính thuế.

Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua HHNK như: giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, tiền trả trước, đặt cọc, vận chuyển... Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và bán được coi là không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi kết quả kiểm tra giao dịch mua bán HHNK cho thấy giao dịch này được tiến hành như với những người mua không có quan hệ đặc biệt hoặc trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá thuế.

Đối với phương pháp xác định trị giá thuế theo trị giá giao dịch của HHNK giống hệt (hoặc tương tự) thì lô hàng nhập khẩu giống hệt (hoặc tương tự) được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoậc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định tính giá trị thuế. Lô hàng nhập khẩu giống hệt (hoặc tương tự) phải có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách, phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế…

Nếu HHNK vào Việt Nam mà không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trên thì trị giá tính thuế là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của HHNK, HHNK giống hệt, HHNK tương tự trên thị trường Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu. Nếu HHNK vào Việt Nam không thể tính theo trị giá khấu trừ thì được áp dụng phương pháp xác định trị giá thuế theo giá trị tính toán. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hóa…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ - Ngày 13 tháng 03 năm 2007, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn tạm giữ bị tịch thu theo thủ tục hành chính và thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Theo đó, tang vật, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị tịch thu được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng thì người nhận lại tang vật, phương tiện phải nộp phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ nhưng sau đó được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ xác định người có tang vật, phương tiện bị tạm giữ không có lỗi trong hành vi vi phạm hành chính hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ sau đó bị tịch thu (bao gồm tịch thu do vi phạm hành chính và tịch thu theo thủ tục hành chính) thì chi phí cho việc lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tạm giữ do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thanh toán.

Nếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ do cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tự tổ chức lưu giữ, bảo quản thì phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí được để lại một phần phí thu được để bù đắp chi phí phát sinh của công tác thu phí, tỷ lệ phí để lại do HĐND cấp tỉnh quyết định, số tiền còn lại phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.