Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp – Theo quy định hiện hành, đối với tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sát nhập, hợp nhất, đổi tên doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó, một công ty góp vốn với một công ty nước ngoài khác nằng giá trị quyền sử dụng đất để thành lập công ty liên thì tài sản góp vốn này không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất được định giá cao hơn giá trị trúng đấu giá mua ban đầu thì phần chênh lệch cao hơn cũng không chịu thuế TNDN. (Theo Công văn số 75/TCT-PCCS ngày 04 tháng 01 năm 2007).

Chính sách thuế GTGT – Theo quy định hiện hành, đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.

Hàng hoá bán theo phương thức trả góp thực chất là một hình thức bán hàng trả chậm. Như vậy, trường hợp một công ty bán hàng trả chậm cho khách hàng theo mức giá căn cứ vào bảng giá bán thu tiền ngay và thời gian trả chậm thì giá tính thuế GTGT là giá bán thu tiền ngay (không bao gồm lãi trả chậm). (Theo Công văn số 72/TCT-PCCS ngày 04 tháng 01 năm 2007).

Sử dụng hoá đơn – Theo quy định hiện hành, hàng hoá của cơ sở kinh doanh cố định đưa đi bán lưu ng hoặc dự hội chợ, triển lãm phải có lệnh điều ng nội bộ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người vận chuyển. Khi bán hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định giao cho người bán hàng.

Trường hợp một doanh nghiệp xuất hàng hoá để trưng bày tại các cửa hàng bán lẻ trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp (chỉ trưng bày không bán) thì sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều ng nội bộ. Nếu doanh nghiệp có bán hàng hoá trưng bày này thì phải lập hoá đơn giao cho khách hàng theo quy định. (Theo Công văn số 73/TCT-PCCS ngày 04 tháng 01 năm 2007).

Doanh thu tính thuế - Theo quy định hiện hành, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ cấp giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền.

Theo đó, trường hợp một công ty có ký một hợp đồng xuất khẩu lao ng với người lao ng thì toàn bộ giá trị của hợp ng đó phải được tính vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, không phân biệt công ty đó đã thu tiền hay chưa thu được tiền. (Theo Công văn số 65/TCT-PCCS ngày 04 tháng 01 năm 2007).

Chính sách thuế đối với chuyển nhượng vồn góp trong liên doanh – Theo quy định hiện hành, hoạt ng chuyển nhượng vốn theo pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Theo đó, một công ty nhượng lại phần góp vốn cho đối tác nước ngoài thì hoạt ng chuyển nhượng vốn này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Công ty đó phải xuất hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT. (Theo Công văn số 70/TCT-PCCS ngày 04 tháng 01 năm 200).

Chính sách thuế - Theo quy định hiện hành, đối với tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp; phân chia, hợp nhất trong trường hợp chia, tách, sát nhập, hợp nhất, đổi tên doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đem trụ sở mới xây dựng đi góp vốn với một doanh nghiệp khác thì tài sản góp vốn này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Như vậy, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ dùng cho việc xây dựng trụ sở không được khấu trừ, phải tính vào nguyên giá tài sản góp vốn. (Theo Công văn số 45/TCT-PCCS ngày 03 tháng 01 năm 2007).

Chính sách thuế GTGT cho hoạt ng chứng khoán – Theo quy định hiện hành, các hoạt ng kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế GTGT bao gồm: Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, … và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán; Các hoạt ng đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.

Theo đó, một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán huy ng vốn để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán mới hoặc để tăng vốn của quỹ đầu tư đã thành lập có thu phí phát hành tính theo tỷ lệ % vốn góp thì khoản phí phát hành này không thuộc diện chịu thuế GTGT. (Theo Công văn số 24/TCT-PCCS ngày 02 tháng 01 năm 2007).

Thuế nhập khẩu đối với thóc nhập khẩu từ Campuchia – Ngày 03 tháng 01 năm 2007, Bộ tài chính có Quyết định số 01/2007/QĐ-BTC về việc thuế nhập khẩu đối với thóc nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia.

Theo đó, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% (không phần trăm) cho mặt hàng thóc (mã số 1006.10.90.00) có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều kiện để áp dụng thuế suất 0% là: (i) Có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ Vương quốc Campuchia theo hướng dẫn của Bộ Thương mại; (ii) Đảm bảo các quy định về định lượng và cửa khẩu thông quan theo quy địnn của pháp luật;

Trường hợp nhập khẩu vượt quá số lượng hạn ngạch sẽ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định. Trường hợp không đảm bảo điều kiện để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) hoặc mức thuế suất thông thường.

Đối với thóc chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi một số nội dung về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp - Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 132/2004/TT-BTC hướng dẫn chế thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Theo đó, định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu phí, lệ phí phải kê khai, làm thủ tục nộp 65% tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong kỳ vào ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 35% tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong tháng trước khi nộp ngân sách nhà nước, để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất - Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006, quy định: Hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực hiện hoặc không thực hiện, nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Đối với ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất cho khách hàng phải có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên, Có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó.

Thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá thời hạn còn lại của hợp đồng giao dịch khoản vốn gốc. Số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Giao dịch bảo đảm - Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006, Chính phủ quy định: tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch…

Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…

Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.

Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy định về thanh toán bằng tiền mặt - Theo Nghị định số 161/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam.

Theo đó, về phí giao dịch tiền mặt của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền thu phí giao dịch tiền mặt tại đơn vị mình. Mức thu phí giao dịch tiền mặt do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và niêm yết công khai phù hợp với quy định của Ngân hàng.

Trường hợp rút tiền mặt với số lượng lớn thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán va Kho bạc Nhà nước được thoả thuận với các tổ chức, cá nhân về việc rút tiền mặt với số lượng lớn và việc thông báo trước khi có nhu cầu rút tiền mặt với số lượng lớn.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Vận tải đơn thứ cấp đối với hàng hoá quá cảnh qua đường hàng không – Theo Công văn số 57/TCHQ-GSQL ngày 04 tháng 01 năm 2007 của TCHQ về về việc phát hành vận tải đơn thứ cấp (HAWB) đối với hàng hoá quá cảnh qua đường hàng không thì tất cả các pháp nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh giao nhận hàng hoá và được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận hàng không thứ cấp (HAWB) khi kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không được phép xuất HAWB, mà không phân biệt hàng hoá đó được xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

Quy định về hoạt ng mua bán hàng hoá qua trung gian - Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt ng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

Theo đó, Sở giao dịch hàng hoá được thành lập và hoạt ng dưới hình thức Công ty TNHH; Công ty cổ phần và phải đáp ứng các điều kiện sau: có vốn pháp định là 150 tỷ đồng, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có thới gian công tác trong lĩnh vực kinh tế-tài chính ít nhất là 05 năm.

Thành viên của Sở giao dịch gồm thương nhân môi giới và thương nhân kinh doanh. Vốn pháp định theo quy định của thương nhân môi giới là 05 tỷ đồng, kinh doanh là 75 tỷ đồng. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hoá có thể uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt ng mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Việc uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giao dịch bằng văn bản.

Tổng hạn mức giao dịch với một loại hàng hoá của toàn bộ các hợp đồng trong thời hạn giao dịch không được vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hoá đó được sản xuất tại Việt Nam của năm ngay trước đó. Hạn mức giao dịch của một thành viên không được vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch nói trên…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối - Theo Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2006, Chính phủ quy định: các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam phải sử dụng tiền Việt Nam đồng. Người không cư trú bao gồm cả cá nhân và tổ chức được xác định theo quy định là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.

Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt ng đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Khi chuyển vốn ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài…

Các cá nhân tổ chức cư trú hoặc không cư trú ở Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ nhu cầu thanh toán và chuyển tiền. Khi thực hiện các giao dịch này, yêu cầu duy nhất là xuất trình các chứng từ liên quan theo quy định về việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài…

Việc chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền từ nước ngoài được gửi vào tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác để sử dụng. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích: học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng, trả các loại phí, lệ phí...

Riêng việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể căn cứ vào tình hình thực tế…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2007 - Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-CP ra ngày 03 tháng 01 năm 2007, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Chương trình hành ng và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2007. Trước mắt, chú trọng việc chỉ đạo giao kế hoạch và dự toán ngân sách, triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện các cam kết quốc tế, chủ ng phòng chống hạn hán, thiên tai và kiểm soát có hiệu quả các dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm và cây trồng, đặc biệt là lúa, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, quản lý tốt để phát triển lành mạnh các ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán, có các giải pháp kịp thời kiểm soát giá cả, không để tăng giá các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống trên cơ sở phát triển thương mại trong nước, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện các giải pháp mạnh cả về quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ sơ hạ tầng và giáo dục ý thức pháp luật để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông...

Công tác cải cách hành chính phải được đẩy mạnh hơn, coi đó là khâu t phá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm dân chủ và phòng, chống tham nhũng. Cải cách hành chính trong năm 2007 của Chính phủ và cả hệ thống hành chính phải tập trung đồng bộ các nội dung về thể chế, tổ chức bộ máy, công chức công vụ, tài chính công và hiện đại hoá hành chính…

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao ng trong thời gian thử việc – Theo quy định hiện hành, thì bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao ng làm việc theo hợp đồng lao ng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao ng không xác định thời hạn.

Nếu hợp đồng lao ng của một công ty với người lao ng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, trong đó bao gồm cả thời gian thử việc thì hai bên (người sử dung lao ng và người lao ng) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày người lao ng bắt đầu thử việc. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định như sau: (i) Người sử dụng lao ng đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; (ii) Người lao ng đóng bằng 5% tiền lương tháng; (iii) Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Nếu trong thời gian thử việc, người lao ng của công ty thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức lương thoả thuận ghi trong hợp đồng lao ng. (Theo Công văn số 4749/LĐTBXH-BHXH ngày 29 tháng 12 năm 2006).

Chế tiền lương đối với kiểm toán viên nhà nước - Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2006/NĐ-CP về chế tiền lương, chế trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước và chế ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước.

Theo đó, Chế phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), Chức danh Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 15%...

Hàng năm, căn cứ vào kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước được trích 2% số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước ngoài số thu ngân sách nhà nước do cơ quan có nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đảm nhiệm để đầu tư cơ sở vật chất trong ngành và khen thưởng cho hoạt ng kiểm toán…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thu hút và sử dụng vốn ODA - Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010".

Theo đó, từ nay đến 2010, Việt Nam cần tới 19 - 21 tỷ USD vốn ODA cam kết từ các nhà tài trợ.

Cũng theo đề án, để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và đạt mức tăng trưởng bình quân 7,5 - 8%/năm, Việt Nam cần huy ng tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo tỷ giá hiện hành là 160 tỷ USD). Trong đó, 65% huy ng từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước.

Riêng nhu cầu về vốn ODA, trong 5 năm tới, cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện được nguồn vốn trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 19 - 21 tỷ USD.

Trong số các dự án giao thông được đầu tư vốn ODA thời gian tới, theo Đề án của Chính phủ, sẽ tập trung và việc phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế, ưu tiên phát triển các tuyến đường ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL...., xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền. Ngoài ra, sẽ câng cấp, xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt tốc cao Hà Nội - TP.HCM…

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.