Thuế TNDN đối với hoạt ng kinh doanh ngoài giấy phép đầu tư – Theo quy định hiện hành, các trường hợp miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, cho các nhà đầu tư nước ngoài theo điểm 7, điểm 8 mục I phần Đ được ghi trong giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi được sự thống nhất của Bộ tài chính.

Theo đó, trường hợp một công ty có hoạt ng cho thuê nhà xưởng nhưng không được quy định tại giấy phép đầu te do đó không được hưởng ưu đãi về thuế suất và ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN được ghi trong giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, công ty đó phải nộp thuế TNDN theo thuế suất 25% đối với thu nhập phát sinh từ hoạt ng cho thuê nhà xưởng theo quy định tại Điển 2, Mục V, Phần B, Thông tư số 18/2002/TT-BT nêu trên. (Theo Công văn số 1270/TCT-PCCS ngày 03 tháng 04 năm 2007 của TCT).

Tiền lương bổ sung cho Tổng giám đốc đã thôi giữ chức vụ - Theo quy định hiện hành, các khoản chi được tính vào chi phí hợp lý trong kỳ phải liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trường hợp một có khoản chi lương bổ sung cho Tổng giám đốc trong thời kỳ từ 1998 đến năm 2003 (Tổng giám đốc đã thôi giữ chức vụ từ tháng 5 năm 2003) thì khoản chi này không liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế năm 2005 nên không được tính vào chi phí hợp lý của Công ty trong năm. (Theo Công văn số 1231/TCT-PCCS ngày 30 tháng 03 năm 2007 của TCT).

Chi phí lãi do thanh toán chậm – Theo Công văn số 1232/TCT-PCCS ngày 30 tháng 03 năm 2007 của TCT thì trường hợp một công ty có khoản chi phí trả lãi do thanh toán chậm trong thời hạn cho phép được ghi cụ thể trong hợp đồng ký kết với các nhà thầu không phải là khoản phạt do vi phạm hợp đồng, nếu có chứng từ theo quy định thì sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp khoản trả lãi do thanh toán chậm này không được ghi trong hợp đồng, không có chứng từ hợp pháp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp – Theo quy định hiện hành, những cơ sở đã thành lập trước đây nay chia, tách, sát nhập, hợp nhất, đổi tên, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, bổ sung mặt hàng, ngành nghề vào giấy phép kinh doanh không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, giảm thuế như cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới thành lập. (Theo Công văn số 4492/BTC-CST ngày 03 tháng 04 năm 2007 của BTC).

Chính sách thuế - Theo quy định hiện hành, các đơn vị, tổ chức kinh doanh tạm ngừng hoạt ng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là 5 ngày trước khi tạm ngừng hoạt ng. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc tạm ngừng hoạt ng, lý do tạm ngừng hoạt ng.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt ng trong thời hạn là 01 năm tài chính (từ 01/01 đến 31/12), có thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế trực tiếp quản lý ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc tạm ngừng hoạt ng, lý do tạm ngừng hoạt ng thì doanh nghiệp không phải thực hiện kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng, nộp thuế môn bài và báo cáo tài chính trong thời hạn tạm ngừng hoạt ng. (Theo Công văn số 1259/TCT-PCCS ngày 03 tháng 04 năm 2007 của TCT).

Chi phí phát sinh trước khi cấp mã số thuế - Theo quy định hiện hành, hoá đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền phải trả là: …hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.

Đồng thời, các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế quy định hoặc chứng từ không hợp pháp không được tính vào chi phí hợp lý.

Theo đó, trường hợp một công ty có kê khai một số chi phí phục vụ cho hoạt ng của công ty như chi phí thuê văn phòng, chi phí mua dụng cụ phục vụ cho văn phòng, chi phí giao dịch, trả lương cho nhân viên… trước ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư và từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư đến trước ngày cấp mã số thuế, các hoá đơn chứng từ này không ghi mã số thuế và địa chỉ đúng như giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty thì công ty đó không được kê khai khấu trừ thuế GTGT, không được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. (Theo Công văn số 1268/TCT-PCCS ngày 03 tháng 04 năm 2007 của TCT).

Kiểm tra vệ sinh thực phẩm nhập khẩu - Ngày 29 tháng 03 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT về việc ban hành "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu".

Theo đó, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm cơ quan kiểm tra trong thời gian ít nhất 5 ngày trước khi hàng về đến cảng (cửa khẩu).

Chủ hàng thường xuyên tập kết hàng ở một địa điểm xa trụ sở của cơ quan kiểm tra thì có thể đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tạm thời chỉ định cơ quan kỹ thuật cùng đóng trên địa bàn với điểm tập kết hàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng để kết luận và cấp thông báo kết quả kiểm tra trước khi đề nghị Bộ Y tế chỉ định chính thức bằng văn bản.

Giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu được cấp: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang tiến hành, đối với các thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt, không quá 02 ngày làm việc đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm nhẹ…

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm- Ngày 2 tháng 03 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt ng môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt ng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài muốn được cấp Giấy phép thành lập và hoạt ng cần phải được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép và phải đang hoạt ng hợp pháp ít nhất 10 năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD (hoặc đã hoạt ng kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất) và không vi phạm các quy định pháp luật trong vòng 3 năm liền kề gần nhất…

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chế tài chính đối với doanh nghiệp hoạt ng bảo hiểm - Ngày 27 tháng 03 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP quy định chế tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Theo đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau: kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng, nhân thọ: 600 tỷ đồng, môi giới bảo hiểm: 04 tỷ đồng.

Trong quá trình hoạt ng, doanh nghiệp phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt ng kinh doanh của doanh nghiệp…

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt ng, doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt ng tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bằng 2% vốn pháp định.

Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt ng tại Việt Nam, đối với nhân thọ là 5%.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện - Theo Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 30/3/2007, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn: khung mức đóng BHYT tự nguyện được quy định theo khu vực và theo nhóm đối tượng như sau: Thành viên hộ gia đình khu vực thành thị là 160.000 - 320.000 đồng/người/năm, nông thôn: 120.000 - 240.000 đồng, Học sinh, sinh viên thành thị: 60.000 - 120.000 đồng, nông thôn 50.000 - 100.000.

Giảm mức đóng BHYT tự nguyện đối với hộ gia đình có đông thành viên tham gia: Hộ gia đình có từ 03 thành viên trở lên tham gia BHYT tự nguyện thì thành viên thứ ba được giảm 10% mức đóng theo quy định, từ thành viên thứ tư trở đi, mỗi thành viên được giảm 20%...

Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia liên tục đủ 36 tháng, từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì được cơ quan BHXH thanh toán 50% chi phí của các thuốc này…

Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn, được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 20 triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB…

Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Triển khai thi hành Luật Cư trú- Theo Chỉ thị số 07/2007/CT-TTg ra ngày 29 tháng 03 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: công an các địa phương bố trí đủ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác đăng ký, quản lý cư trú, chấn chỉnh tác phong làm việc, tiếp dân, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú các cấp có thái , lời nói, cử chỉ thiếu nghiêm túc hoặc sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, cải tiến phương pháp làm việc, bảo đảm công tác quản lý cư trú với trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú đơn giản, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà, giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có thái , lời nói, cử chỉ thiếu nghiêm túc hoặc sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy định về vận tải khách bằng taxi - Theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2007, quy định: tất cả các xe ôtô tham gia hoạt ng taxi không được sử dụng quá 12 năm. Xe taxi tham gia chở khách phải là xe từ 4-8 chỗ ngồi, kể cả lái xe, phải có phù hiệu xe taxi do Sở GTVT hoặc Sở GTCC cấp, trên nóc xe phải có hộp đèn có chữ taxi, hai bên thành xe ghi tên hãng, điện thoại, logo của doanh nghiệp, số thứ tự của xe. Đồng hồ tính tiền phải lắp ở vị trí để khách quan sát dễ dàng và phải được kiểm định thường xuyên…

Các doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng taxi bắt buộc phải có bãi đỗ xe riêng, phải có giấy chứng nhận cho phép sử dụng tần số vô tuyến điện, đăng ký màu sơn xe riêng…

Lái xe taxi phải có chứng chỉ hành nghề do hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cấp, khi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục, đeo biển tên, mang theo giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi…

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.